Doanh nghiệp Việt đang chia nhau thị trường mẹ và bé như thế nào

08/07/2021

Thị trường mẹ và bé là thị trường vô cùng tiềm năng và được nhiều doanh nghiệp nhắm tới trong những năm gần đây. Vậy các doanh nghiệp Việt đang chia nhanh thị trường này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc giải đáp.

Miếng bánh tỷ đô

Việt Nam là quốc gia đạt tỉ lệ hộ gia đình có trẻ em cao nhất Đông Nam Á, với 12% hộ gia đình có con dưới 1 tuổi và 20% hộ gia đình có con từ 1-2 tuổi. Chỉ riêng những số liệu này đã cho thấy nước ta là thị trường rất tiềm năng cho các doanh nghiệp trong thị trường mẹ và bé. Quy mô thị trường được dự báo đạt 5 tỉ USD, tốc độ tăng trưởng lên tới 30-40%. Với đặc điểm này, Việt Nam hiện là thị trường đầy tiềm năng cho các công ty cung cấp dịch vụ, sản phẩm liên quan đến bà mẹ, trẻ em. Các báo cáo thị trường cho biết doanh thu của dòng sản phẩm và dịch vụ dành cho trẻ em tại Việt Nam từng được dự báo có thể đạt quy mô 5 tỉ USD, tốc độ tăng trưởng lên tới 30-40%.

Xem thêm: Những tiềm năng phát triển của thị trường mẹ và bé ở Việt Nam

Những ông lớn trong ngành

Bibo Mart, Kids Plaza, Con Cưng, Shoptretho, TutiCare… chính là những cái tên lớn trong ngành chiếm lĩnh thị phần lớn. Bibo Mart với 139 cửa hàng, Kids Plaza với 68 cửa hàng, Shoptretho với 37 cửa hàng, TutiCare với 28 cửa hàng…

Một ví dụ về doanh thu của Bibo Mart là: năm 2017 doanh thu chuỗi cửa hàng Bibo Mart đạt 1.717 tỉ đồng, tăng 59% so với năm trước đó. Năm 2019, chuỗi cửa hàng này đạt gần 1.524 tỉ đồng doanh thu, lợi nhuận trước thuế ước đạt 32 tỉ đồng. Tất cả các đối thủ còn lại cũng có những số liệu bám sát.

Cụ thể với hệ thống Kids Plaza cũng ghi nhận mức tăng trưởng nhanh về doanh thu, năm sau luôn cao hơn năm trước. Đơn cử năm 2016 Kids Plaza đạt 390 tỉ đồng doanh thu thì cuối năm 2019 con số này đã lên 939 tỉ đồng, tức tăng 1,4 lần chỉ sau 3 năm.

Có thể bạn quan tâm: Thị trường bán lẻ thương mại điện tử ở Việt Nam

Lợi thế lớn nhất của các cửa hàng này đó là hệ thống siêu thị phân bổ rộng khắp được đặt tại các vị trí thuận lợi để người tiêu dùng thoải mái mua sắm. Thêm vào đó, sự đa dạng về các sản phẩm với chất lượng rải nhiều mức tiều khác nhau cũng giúp cho các hệ thống này trở thành địa chỉ tin cậy của rất nhiều khách hàng.

Miếng bánh không dễ ăn

Tiềm năng thị trường lớn, tốc độ tăng trưởng cao, cho thấy sức hấp dẫn của ngành, tuy nhiên, để chiếm lĩnh được thị trường được dự báo sẽ tăng trưởng đạt con số 7 tỷ USD là không hề dễ dàng.

Vì thị trường quá hấp dẫn, do đó cũng kéo theo sự nhòm ngó của các nhà đầu tư ngoại. Vài năm trở lại đây, nhiều nhãn hàng nổi tiếng quốc tế đã thâm nhập thị trường Việt Nam để cùng nhau hưởng miếng bánh này. Tiêu biểu có thể kể đến  thương hiệu như chuỗi siêu thị của Nhật mang tên Soc&Brothers khi đã mở tới cơ sở thứ 4 tập trung hầu hết tại các TTTM lớn ở Việt Nam. Không chỉ có Soc&Brothers, Asahi Group Food (thuộc Tập đoàn Asahi, sở hữu thương hiệu Wakodo nổi tiếng) cùng chính thức gia nhập vào thị trường mẹ và bé của Việt Nam vào đầu năm 2019 khiến cho cuộc chơi càng trở nên khốc liệt.

Xem thêm: Những phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay trên thị trường

 

Ý kiến bạn đọc