Phân loại các mặt hàng tiêu dùng nhanh phổ biến

16/07/2021

FMCG là từ viết tắt của Fast-Moving Consumer Goods, có nghĩa là những mặt hàng tiêu dùng nhanh với chi phí tương đối thấp. Những hàng hóa này còn được gọi là consumer packaged goods.

Các mặt hàng tiêu dùng nhanh là hàng hóa được mua thường xuyên, tiêu thụ nhanh, giá thấp và bán được với số lượng lớn. Ngoài ra chúng có thời gian sử dụng ngắn vì nhu cầu của người tiêu dùng cao như các loại: bánh kẹo, nước ngọt, sữa… cũng như các sản phẩm hóa mỹ phẩm thiết yếu như: bột giặt, nước rửa chén, kem đánh rang…

FMCG có thể được chia thành nhiều loại khác nhau bao gồm:

  • Thực phẩm chế biến: Các sản phẩm pho mai, ngũ cốc và mì ống đóng hộp
  • Đồ ăn nhanh: các loại bánh bamburger, bánh mì, gà rán,..
  • Đồ uống: Nước đóng chai, nước tăng lực và nước trái cây
  • Đồ nướng: Bánh quy, bánh sừng bò và bánh mì tròn
  • Thực phẩm tươi, đông lạnh và hàng khô: Trái cây, rau, đậu Hà Lan và cà rốt đông lạnh, nho khô và các loại hạt
  • Thuốc: Aspirin, thuốc giảm đau và các loại thuốc khác có thể mua mà không cần đơn
  • Sản phẩm tẩy rửa: Baking soda, nước tẩy rửa lò nướng, và nước lau cửa sổ và kính
  • Mỹ phẩm và đồ vệ sinh cá nhân: Sản phẩm chăm sóc tóc, kem che khuyết điểm, kem đánh răng và xà phòng.
  • Đồ dùng văn phòng: Bút, bút chì và bút dạ

Xem thêm: 3 xu hướng chính của thị trường tiêu dùng hậu covid-19

Cạnh tranh trên thị trường hàng tiêu dùng nhanh là rất lớn vì nó có tốc độ luân chuyển cao, chúng ta có thể dễ dàng nhớ được tên của một số ông lớn trong ngành này trên thế giới như: Tyson Foods, Coca-Cola, Unilever, Nestlé, PepsiCo, Johnson&Johnson, P&G… Các ông lớn này tham gia gay gắt vào cuộc cạnh tranh lôi kéo, thu hút người tiêu dùng mua sản phẩm của mình. Do đó là họ luôn ưu tiên đầu tư vào việc thiết kế bao bì cũng như xây dựng hệ thống kênh phân phối để tối đa hiệu quả bán hàng.

Trong ngành này, quy trình đóng gói là rất quan trọng để bảo vệ sản phẩm và thời hạn sử dụng, đồng thời cung cấp thông tin và ưu đãi bán hàng cho người tiêu dùng.

Ngày nay, thương mại điện tử trở thành một phương thức bán hàng vô cùng phổ biến đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Các mặt hàng tiêu dùng nhanh không chỉ còn được bày bán ở các cửa hàng, siêu thị nữa mà đã “lên sàn”. Đây là cơ hội và thách thức cho các công ty hàng tiêu dùng nhanh trong nước và trên thế giới.

Gần như tất cả mọi người trên thế giới đều sử dụng hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) mỗi ngày. Chúng là những giao dịch mua của người tiêu dùng với quy mô nhỏ, được thực hiện tại quầy nông sản, cửa hàng tạp hóa, siêu thị và cửa hàng tiện lợi và giờ chúng ta có thể mua các mặt hàng này trên các kênh online như sàn thương mại điện tử.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm ERP tốt nhất hiện nay của BRAVO

Ý kiến bạn đọc