Góc kiến thức: Kinh nghiệm kinh doanh đồ điện gia dụng

04/12/2020

  1. Xác định mục tiêu kinh doanh

Khi bắt đầu mở cửa hàng điện nước dân dụng kinh doanh, bước đầu tiên bạn cần làm chính là tìm hiểu lý do tại sao bạn muốn bắt đầu kinh doanh đồ diện dân dụng. Mục tiêu của bạn có thể là gia tăng thu nhập hoặc thỏa mãn đam mê với các loại thiết bị điện, điện tử,… Nghe có vẻ không mấy quan trọng nhưng bạn cần bỏ thời gian suy nghĩ về nó một cách cẩn thận vì nó chính là động lực thúc đẩy hành trình khởi nghiệp của bạn, giúp bạn xây dựng một kế hoạch kinh doanh vững chắc và triển khai nó hiệu quả sau này.

Xem thêm: Top những thương hiệu đồ gia dụng Việt Nam hiện nay

  1. Lập kế hoạch kinh doanh thiết bị điện, đồ điện gia dụng

Bạn sẽ không thể thành công với ý tưởng kinh doanh đồ điện dân dụng nếu không thiết lập một kế hoạch kinh doanh chi tiết. Việc lập kế hoạch kinh doanh có thể tiêu tốn của bạn một khoảng thời gian nhất địnhh nhưng nó lại có mang đến cho bạn những suy nghĩ đúng đắn, những định hướng rõ ràng để bạn hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh, buôn bán đồ điện nước của mình. (Bạn có thể tìm hiểu chi tiết khái niệm, vai trò, nguyên tắc khi lập kế hoạch kinh doanh Tại đây)

Kế hoạch kinh doanh đồ điện gia dụng của bạn bao gồm các yếu tố liên quan đến việc phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh/điểm yếu của bản thân, tìm hiểu thủ tục pháp lý cần thiết, dự đoán nhu cầu tăng trưởng, nguồn vốn cần chuẩn bị, lợi thế cạnh tranh, chiến lược tiếp thị,… 

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh đồ điện gia dụng, ở giai đoạn này, bạn nên tham khảo ý kiến của các nhà tư vấn kinh doanh, người quen để điều chỉnh kế hoạch của mình thêm rõ rệt, tính khả thi cao.

  1. Kinh doanh đồ điện cần bao nhiêu vốn?

Kinh doanh điện nước cần bao nhiêu vốn là câu hỏi được của bất cứ ai khi mới bắt tay vào làm việc. Tuy nhiên, tùy theo loại mặt hàng mà bạn kinh doanh và quy mô của cửa hàng mà số vốn cần thiết sẽ khác nhau, dao động từ khoảng 50 triệu đến vài tỷ đồng. Số vốn này sẽ được dùng chủ yếu vào những công việc như thuê mặt bằng, trang trí cửa hàng, nhập hàng, trả lương cho nhân viên, chi phí duy trì hàng tháng, …. Bạn cũng cần phải tính toán cách xoay vòng vốn và dành ra một số vốn lưu động để nhập hàng vào những mùa cao điểm.

Kinh nghiệm kinh doanh đồ điện dân dụng: Xác định chi phí mở cửa hàng điện dân dụng

  1. Chọn địa điểm kinh doanh

Kinh nghiệm kinh doanh đồ điện gia dụng người thành công luôn đề cao yếu tố về vị trí, mặt bằng kinh doanh. Địa điểm, vị trí kinh doanh thiết bị điện dân dụng nên ở gần các khu dân cư, hoặc các trung tâm mua sắm với đông người qua lại. Khi mà số vốn còn hạn hẹp thì bạn không nhất định phải mở một cửa hàng quá to, nhưng cũng cần phải đủ rộng để khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm những sản phẩm mà họ cần mỗi khi bước vào cửa hàng. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý tới chỗ để xe cho khách tới cửa hàng; khách hàng thường có tâm lý ngại đi vòng vèo để gửi xe, đặc biệt là khi họ chỉ đi ngắm chứ chưa có ý định mua ngay.

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu quy trình quản lý vật tư hàng hóa.

Bạn cũng có thể sử dụng một phần trong không gian sống của gia đình làm cửa hàng, mặt bằng kinh doanh. Lúc này, bạn đã có sẵn một tập khách hàng tiềm năng là những người hàng xóm xung quanh và có thể cắt giảm chi phí thuê mặt bằng.

  1. Cách trang trí cửa hàng điện gia dụng

Cách trang trí cửa hàng điện gia dụng đơn giản nhất là theo các quầy kệ, mỗi quầy kệ lại trưng bày tập hợp các sản phẩm giống nhau hoặc tương tự nhau, có cùng chức năng nhưng khác mẫu mã. Tùy theo diện tích của địa điểm kinh doanh mà bạn có thể điều chỉnh số lượng kệ và cách sắp xếp hàng hóa sao cho hợp lý. Tiết kiệm hợp lý luôn là tiêu chí được các chị em nội trợ lựa chọn cho nhà mình, nhất là mỗi khi nhìn vào hóa đơn tiền điện hàng tháng. Vậy bạn phải làm cách nào để sử dụng thật phù hợp và khoa học các đồ gia dụng trong gia đình? Nguyễn Kim sẽ chia sẻ những bí quyết giúp bạn làm được điều đó.

Xem thêm: Những phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay

Ý kiến bạn đọc